Tìm hiểu phương pháp chống thấm ngược


ChongThamSika24h

Chống thấm ngược, bị thấm ngược là mối băn khoăn lo ngại của nhiều đơn vị cá nhân.  Phải làm sao để có thể ngăn chặn triệt để mối đe dọa từ nước & không khí ẩm ướt là điều mà ai cũng quan tâm. Chống thấm ngược được hiểu ý nghĩa như thế nào, nguyên nhân dẫn đến chống thấm ngược là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chống thấm ngược, bị thấm ngược là mối băn khoăn lo ngại của nhiều đơn vị cá nhân.  Phải làm sao để có thể ngăn chặn triệt để mối đe dọa từ nước & không khí ẩm ướt là điều mà ai cũng quan tâm. Chống thấm ngược được hiểu ý nghĩa như thế nào, nguyên nhân dẫn đến chống thấm ngược là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về thấm ngược

Chống thấm ngược là thi công chống thấm ở mặt trong kết cấu, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Đây là phương pháp chống thấm thường được sử dụng để chống lại hiện tượng mao dẫn xảy ra bên trong kết cấu công trình.

Các vị trí và hiện tượng dẫn đến thấm ngược

Với các chân tường, nước có thể được hút từ dưới lên từ 0.4 đến 1 mét cao tính từ cốt nền. Độ cao này tùy lượng nước, áp lực nước, độ cũ của công trình. Thông thường người ta chống thấm ngược 0.4-0.5m cho tường nhà vệ sinh.

Thấm tường do nước lọt vào giữa 2 khe nhà giáp nhau: Mỗi khi mưa to, nước vẫn chảy vào khe mặc dù đã úp tôn. Lúc này tường của nhà nào mới xây, không trát được bên ngoài thì hậu quả sẽ bị thấm nặng nề.

Bể bơi, bể chứa nước ngầm có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài

Tường bên ngoài bị thấm do vết nứt rạn hoặc do tường đã cũ:

Thấm do chung tường với nhà bên cạnh: Nước thấm từ sân thượng hoặc từ nhà vệ sinh hàng xóm.

Trong thực tế, với kinh nghiệm của một công ty chuyên nhận xử lý chống thấm ngược cho tường nhà, để có thể đạt được hiệu quả kỳ vọng thì điều quan trọng nhất chính là lựa chọn phương pháp chính xác. Ở thời điểm hiện tại, có 2 giải pháp hay được áp dụng phổ biến đó là:

Phương pháp chống thấm thông thường tác động ngăn thấm cùng chiều

Đối với các hoạt động khắc phục sự cố thấm dột đơn giản ở những công trình thông thường chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp số 1. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, bắt buộc phải quyết định tìm dến kỹ thuật chống thấm ngược tiên tiến mới có hiệu quả. Cụ thể đó là:

Lựa chọn phương pháp chống thấm ngược cho tường các công trình thi công liền kề nhau, chung tường, chung vách không thể tác động từ bên ngoài.

Chống thấm ngược tường tầng hầm cho các tòa nhà cao tầng đã và đang được xây dựng.

Chống thấm ngược chân tường trong nhà ở hoặc các công trình cao tầng.

Sản phẩm chống thấm ngược thông dụng cho công trình

phương pháp xử lý thấm ngược

- Chống thấm ngược bằng Sika

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ máy móc

Vật liệu để thi công: Sika Latex

Dụng cụ máy móc: Khoan, đục nhon, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, chổi, bay trát vữa …

Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ

Băm đục các lớp vữa, xi măng và bê tông bám thừa trên bề mặt

Xử lý các khe nứt sâu cho đến khi gặp phần bê tông rắn chắc

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đảm bảo không còn bụi bẩn để giúp cho việc thẩm thấu chất chống thấm được hiệu quả hơn.

Bước 3: Bắt đầu tiến hành xử lý chống thấm ngược

Cần cố định lại, bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót

Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt, sau đó đợi khoảng 2 – 3h để lớp lót chống thấm khô

Quét lớp chống thấm sika lên, trung bình mình sẽ quét từ 2 – 3 lớp. Chờ khoảng 3 – 4h để lớp chống thấm khô rồi sau đó quét lớp thứ 2, làm tương tự với các lớp khác.

Bước 4: Bàn giao công trình cho khách hàng

Ngâm nước để kiểm tra, tiến hành gia cố lại nếu xảy ra trục trặc, lát hoàn thiện và bàn giao

Chống thấm ngược bằng Sika

Chú ý: Nhiều người vẫn nghĩ đập tường ra rồi trát dày lên, trộn vữa nhiều xi măng, như thế sẽ chống thấm tốt. Thực tế thì không phải vậy, càng nhiều xi măng thì rất dễ bị nứt. Cuối cùng thấm lại hoàn thấm mà lại tốn công, tốn tiền sửa đi sửa lại.

- Chống thấm ngược bằng màng khò bitum đàn hồi

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công chống thấm

Đục bỏ hết các lớp vữa thừa cho đến khi gặp phần bê tông rắn chắc, nếu bề mặt lồi lõm quá thì cần sử dụng thêm máy mài để làm phẳng bề mặt vì bề mặt lồi lõm có thể sẽ làm rách màng.

Tiến hành trám, vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các loại tạp chất khác.

Bước 2: Dùng Bitum dạng lỏng để quét lớp lót Primer tạo dính

Dùng lu sơn hoặc chổi quét để quét lên bề mặt bê tông, tường nhà, chân nhà … lưu ý là cần quét đều. Chờ khoảng 6 giờ để lớp lót khô (bạn cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay là được) rồi bắt đầu tiến hành dán màng bitum chống thấm.

chống thấm ngược triệt để

Bước 3: Dán màng chống thấm Bitum

Trải tất cả các tấm màng ra hết bề mặt để chuẩn bị đèn khò thổi lên các tấm trải, phải đảm bảo bề mặt khò úp xuống dưới.

Bắt đầu làm nóng bằng đèn khò. Bề mặt sẽ bị tan chảy vầ lớp nhầy sẽ bám dính vào bề mặt đã sơn lót

Nếu bề mặt thi công chống thấp có độ nghiêng thì làm từ thấp lên cao

Lưu ý là cần phân bổ nguồn nhiệt đồng đều. Dùng con lăn hoặc chân ép phần màng vừa khò để tạo thành bề mặt phẳng, tránh cho việc nhốt bọt khí.

Bước 4: Ngâm nước trong 1 ngày để kiểm tra, hoàn thiện rồi bàn giao cho khách hàng

Chú ý: Tại các vị trí chồng mí: Dùng đèn khò đốt chảy mép màng rồi rung bay miết mạnh, làm kín phần tiếp giáp.

Nếu sau khi thi công xong thấy có xuất hiện bong bóng khí làm phồng rộp màng thì cần lấy vật sắc nhọn chọc thủng để thoát hết khí rồi dán đè một tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm

Sau khi thi công màng chống thấm bitum xong thì lập tức làm lớp bảo vệ để tránh màng bị rách, bong, rộp khỏi bề mặt do sự co giãn khi nhiệt độ thời tiết thay đổi.

Đơn vị thi công chống thấm ngược uy tín tại Hà Nội

Chống thấm sika là đơn vị tiên phong trong xử lý chống thấm ngược triệt để, Nếu quý khách hàng có nhu cầu xử lý chống thấm ngược triệt để thì chúng tôi chính là đơn vị uy tín đảm bảo cho quý khách hàng ghé chân tại công ty chúng tôi. Mọi chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0978791427 hoặc truy cập web chongthamsika24h.com để biết thêm chi tiết sản phẩm.

Tin liên quan


Chat ngay
Chat ngay