Gần đây, do biến đổi khí hậu mà các thảm họa thiên nhiên đang diễn ra trên quy mô lớn (bão, lụt, mưa lớn,…) xảy ra thường xuyên trên khắp thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ. Thật không lạ với hình ảnh những cơn mưa bất chợt kéo dài hàng tiếng đồng hồ thì các con đường ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội đều ngập nặng. Những thành phố nhỏ hơn như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng tưởng như không nằm trong danh sách này thì cũng đã ghi nhận những điểm ngập lụt từ năm ngoái, hệ thống nhà cửa san sát không có chỗ thoát nước dẫn đến tình trạng thấm dột nghiêm trọng, tường nứt nẻ ẩm mốc, rêu hóa, công trình nhà ở xuống cấp trầm trọng.
Trong điều kiện như vậy cần thiết phải có biện pháp đối phó chống lại tình trạng thấm dột tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt kèm sức khỏe của con người vì ẩm mốc dẫn đến vi khuẩn hoạt động, ô nhiễm môi trường.
Chống thấm tường bên ngoài:
Khác với chống thấm cho tường nhà cũ, ở dạng này, việc thấm nước chủ yếu do phần vữa trát bị co lại tạo thành một số vết chân chim. Ngoài ra, ngấm tường còn do lớp sơn ngoài kém chất lượng khiến cho nước dễ dàng ngấm vào. Thậm chí, hiện tượng này có thể do sụt lún hoặc sự dịch chuyển không đáng có gây ra các vết nứt giữa tường với cột hay với dầm. Vì thế, để khắc phục tình trạng này cần tiến hành xây hoặc trát lại tường sao cho chắc chắn và đảm bảo nhất.
Trước hết, khi xây tường, nên sử dụng xi măng trộn cát theo tỉ lệ 7: 1 để vữa đạt mác 50 hoặc 5:1 để vữa đạt mác 75. Tránh sử dụng vữa vôi bởi chúng cho kết dính khá kém, thậm chí vôi chính là nguyên nhân khiến mạch tường dễ ẩm và lâu khô.
Việc xây dựng ẩu khiến cho nước dễ ngấm vào tường và gây ẩm, mốc trên lớp sơn. Trong quá trình xây dựng gia chủ cũng nên yêu cầu khoan cắm các râu sắt vào cột để tạo liên kết vững chắc. Ở phần chân tường, nên tưới hồ dầu xi măng để giúp cho phần tường, sàn liên kết tốt đồng thời loại bỏ nguy cơ nứt, vỡ.
Tiến hành trát vữa theo mác 75. Chú ý phần khe hở do lắp đặt đường ống hoặc thiết bị điện bị hở, các rãnh lõm, lỗ gạch rỗng hay các hàng gạch đặt ngang. Các phần này, nên sử dụng vữa mác 50. Đừng quên làm ẩm bề mặt trước khi tiến hành trát nhất là trong điều kiện khô hanh. Cô, chú nên phun ẩm cho bề mặt sau khi trát 24 tiếng nếu để quá lâu dễ gây nứt, rạn bề mặt. Lưu ý, sau khi trát xong, tuyệt đối không sơn tường ngay mà hãy để khô từ 20 – 30 ngày. Khi tiến hành sơn, cần làm sạch bề mặt , loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn để lớp sơn bám lâu hơn.
Một số trường hợp tường mới giáp với tường cũ nên quét một lớp nước xi măng ở khu vực lỗ giáo, tường tiếp giáp để tạo sự liên kết chặt chẽ, ngăn chặn và phòng ngừa hiện tượng thấm nước.