Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vật liệu chống thấm sàn mái cũng như nhiều các phương pháp thi công chống thấm khác nhau.
Với đặc điểm của sàn mái đó là chịu rất nhiều các tác động của nhiệt độ, nắng, gió, mưa nên sàn mái là vị trí rất dễ gây thấm cho ngôi nhà, đồng thời do bê tông bị sốc nhiệt do mưa nắng đột ngột nên gây ra nứt bê tông.
Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý chống thấm sàn mái, đã từng ứng dụng nhiều các biện pháp cùng nhiều chủng loại vật liệu nên Chống Thấm chúng tôi xin giới thiệu biện pháp thi công chống thấm sàn mái, sân thượng với đầy đủ các tiêu chí: chất lượng tốt, độ bền chống thấm 20 - 30 năm, giá thành hợp lý:
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN MÁI.
* Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt (rất quan trọng vì liên quan tới chất lượng, độ bền lớp chống thấm)
- Chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.
- Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.
- Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất.
- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
- Bảo hòa ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.
Bề mặt thợ đã đục tẩy đến bê tông, sau đó tiếp tục đánh sạch bằng chổi sạch và thổi sạch bụi bẩn.
Trát và chuẩn bị bề mặt tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.
Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Sika Latex + xi măng + nước.
Đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Sau đó đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
iến hành thi công 02 lớp hỗn hợp màng chống thấm polymer bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ. Thi công với định mức 2 - 2,2 Kg/ m2/ 2 lớp khi khô cho độ dày màng là 1 - 1,2 mm.
Sự khô chậm của màng gốc xi măng đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Sau khi thi công lớp thứ 2 xong, ta lấy bạt che chắn để lớp chống thấm thoát hơi nước chậm, nếu trời râm mát thì không cần thiết. Chỉ cần 2-3 tiếng sau khi thi công lớp thứ 2 ta tiến hành phun sương nước bảo dưỡng bằng bình phun.
Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hoàn thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.