Bật mí cách sử dụng chống thấm bitum sikaproof membrane hiệu quả
ChongThamSika24h
Sikaproof Membrane hay thường gọi tắt Sika Membrane là vật liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần. Loại vật liệu này được hướng dẫn sử dụng bằng cách thi công nguội
Sikaproof Membrane hay thường gọi tắt Sika Membrane là vật liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần. Loại vật liệu này được hướng dẫn sử dụng bằng cách thi công nguội. Làm thế nào để sử dụng sikaoroof membrane hiệu quả tối đa cùng tìm tham khảo qua bài viêt dưới đây
Sikaproof Membrane thường được sử dụng khi thi công ngăn ngấm nước đáp ứng các yêu cầu:
Chống thấm tầng hầm của chung cư nhà ở, đường ngầm đi bộ dưới lòng đất.
Chống thấm sàn mái phẳng của nhà ống, tòa nhà cao tầng hoặc chung cư,…
Chống thấm ban công lớn nhỏ của các biệt thự, căn hộ cao cấp hoặc nhà hàng, khách sạn.
Chống thấm nhà vệ sinh triệt để ở căn hộ gia đình, chung cư, văn phòng,…
Vật liệu chống thấm Sika Membrane được sử dụng cho các hạng mục trên do nó các những ưu điểm vượt trội sau:
Dễ thi công bằng chổi, bình phun, không có mùi và không bị dính vào tay.
Nhanh chóng khô thoáng, sau khi tạo một thành một lớp phủ bền và linh hoạt
Có khả năng kết dính tốt, trám kín các khe nứt
Sử dụng được với mọi loại vật liệu, không phân biệt cũ mới.
An toàn cho sức khỏe của con người và môi trường sống
Cách sử dụng vật liệu chống thấm Sika Membrane vừa hiệu quả lại không tốn nguyên liệu được thợ kỹ thuật chia sẻ cụ thể như sau:
B1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm dột
Dọn dẹp, tháo rời các vật dụng không cần thiết như cốt – pha, ván khuôn gỗ, sắt thép thừa,…
Đục bỏ bê tông thừa, chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và xử lý lại để việc thi công đạt hiệu quả tốt nhất.
Vệ sinh sạch sẽ mọi bụi bẩn bằng máy mài hoặc máy vệ sinh công nghiệp để tạo bề mặt thi công chống thấm nhà vệ sinh và các hạng mục khác phẳng nhẵn, không bị lồi lõm.
B2: Thi công chống thấm bằng Sika MembranePha lớp lót Sika Membrane bằng cách tạo hỗn dịch loại vật liệu này với nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, dùng con lăn hoặc máy phun lớp lót này với định lượng 0.2 – 0.3kg/m2 lên bề mặt bê tông khô thoáng. Với bề mặt thi công hút ẩm nhiều, có thể phun vẩy một lớp nước sạch trước đó.
Lăn hoặc quét lớp vật liệu chống thấm Sika Membrane nguyên chất với định lượng khoảng 0.85kh/m2 sau khi lớp lót đã khô thoáng (khoảng 2 – 3 giờ). Tiếp đó thi công 2 lớp Sika Membrane nguyên chất nữa với thời gian cách quãng là 2 giờ/lớp.
B3: Bảo vệ lớp vật liệu chống thấm Sika Membrane
Sử dụng hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH trộn xi măng và nước theo tỉ lệ 1: 4 :1 để có được lớp hồ dầu trát phủ lên Sika Membrane ở trên với định lượng 0.25l/m2. Chú ý trước khi quét lớp hồ dầu cần đảm bảo lớp chống thấm Sika Membrane đã khô ráo hoàn toàn (sau thi công 4 – 5 giờ).
Tạo hỗn hợp vật liệu xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3; hỗn dịch Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:3. Sau đó trộn 2 hỗn hợp lại để được lớp vữa bảo vệ vật liệu chống thấm Sika Membrane. Dùng bay đổ lớp vữa này phủ tiếp lên bề mặt thi công có được ở bước 2. Chú ý cần thực hiện khi hỗn hợp này còn dẻo, ướt.
Trên đây là cách sử dụng vật liệu chống thấm dột Sika Membrane mang lại hiệu quả triệt để nhất khi thi công ở hạng mục sàn mái, tầng hầm hoặc nhà vệ sinh.
Ngoài vật liệu chống thấm phổ biến với sika membrane cho nhà vệ sinh thì hiện nay theo kinh nghiệm của các chuyên gia xử lý chống thấm nhà vệ sinh, còn có cách khác mang lại hiệu quả cao:
+ Ngăn nước triệt để toàn diện
+ Tuổi thọ cao, lâu năm
+ Thi công nhanh chóng trong thời gian ngắn
Đây là loại vật liệu chống thấm ngăn nước gần như tuyệt đối. Chính vì thế, với các công trình luôn đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh. Thì đây là lựa chọn thường được cân nhắc đầu tiên.