Tham khảo cách chống thấm nhà vệ sinh được ưa chuộng năm 2021


ChongThamSika24h

Nhà vệ sinh là 1 vị trí khá nhỏ trong ngôi nhà của bạn nhưng công trình nhà vệ sinh lại là công trình quan trọng nhất đối với mỗi ngôi nhà, bởi là nơi để xả stress sau mỗi ngày công việc mệt mỏi, Vậy khâu chống thấm nhà vệ sinh dĩ nhiên là điều rất quan trọng, cùng tìm hiểu nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm và giải pháp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Nhà vệ sinh là 1 vị trí khá nhỏ trong ngôi nhà của bạn nhưng công trình nhà vệ sinh lại là công trình quan trọng nhất đối với mỗi ngôi nhà, bởi là nơi để xả stress sau mỗi ngày công việc mệt mỏi, Vậy khâu chống thấm nhà vệ sinh dĩ nhiên là điều rất quan trọng, cùng tìm hiểu nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm và giải pháp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tại sao nhà vệ sinh hay bị nứt nẻ và thấm dột?

Trên thực tế, tình trạng thấm dột của nhà vệ sinh mà đặc biệt là sàn nhà, từ lâu đã không phải là vấn đề hiếm gặp. Do đó, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đã được áp dụng nhiều để xử lý tình trạng này.

Bởi lẽ, ngay từ trong khâu thiết kế thi công cho đến tất cả các hoạt động hàng ngày sử dụng nhà vệ sinh đều có thể mang đến những nguy cơ khiến cho công trình này bị nứt nẻ, thấm ẩm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho nhà vệ sinh của bạn hay bị thấm dột. Cụ thể như:

+ Nhà vệ sinh là bộ phận kề cận, gần nhất đối với hệ thống đường ống cấp – thoát nước. Do đó, bộ phận này thường đối mặt với nguy cơ nước bị rò rỉ, ngấm ngược xuyên vào tường, nứt kẽ, nước thấm xuyên sàn.

+ Các hoạt động vệ sinh hàng ngày của con người đều gắn liền với nước. Việc nhà vệ sinh tiếp xúc và chịu tác động thường xuyên với nước cũng dễ dẫn đến tình trạng thấm dột.

chống thấm sika

Nhà vệ sinh là bộ phận kề cận nguồn nước nên rất hay bị thấm dột

+ Đặc thù khí hậu của Việt Nam chính là nóng ẩm và mưa nhiều. Chính vì thế, các công trình vệ sinh cũng luôn chịu tác động không nhỏ của độ ẩm cao từ trong không khí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vấn đề thấm dột lại càng thêm phần nghiêm trọng.

+ Công trình nhà vệ sinh chưa được tiến hành xử lý chống thấm khi xây dựng trước đó. Hoặc đã tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh nhưng qua loa nên hiệu quả không cao, chống thấm không triệt để.

+ Thi công cẩu thả, chất lượng công trình vệ sinh không đảm bảo, do đó càng dễ phát sinh tình trạng thấm dột và xuống cấp.

Trên đây là những vấn đề thường gặp của nhà vệ sinh, do đó nguy cơ thấm dột của công trình này luôn ở mức cao. Chính vì thế, việc tìm kiếm và lựa chọn ngay một giải pháp hiệu quả để xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để là một yêu cầu tiên quyết.

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika 107 có tốt không?

Bên cạnh nhiều lựa chọn chống thấm khác, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika từ lâu đã chứng minh được ưu điểm nổi trội. Điều đó được thể hiện trong hầu hết các bước tiến hành xử lý chống thấm.

Hơn nữa, hiệu quả chống thấm cũng được đảm bảo phát huy triệt để. Vì thế, Sika cũng được xem là giải pháp tối ưu, được ưu tiên cân nhắc lên hàng đầu cho công tác chống thấm. Cụ thể là ứng dụng trong:

+ Thi công chống thấm các bức tường nhà vệ sinh.

+ Xử lý chống thấm dột ở dưới chân tường toilet.

+ Chống thấm dưới sàn nhà vệ sinh bằng Sika hiệu quả triệt để.

+ Chống thấm tại cổ ống thoát sàn dưới nhà vệ sinh.

Yêu cầu của bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh

chống thấm nhà vệ sinh

– Nhanh chóng tháo gỡ, di dời và dọn dẹp tất cả các chướng ngại vật như: ván khuôn, rác xà bần, các tấm gỗ, sắt thép, nước đọng,…

– Các khuyết tật của lớp bê tông như: hốc bọng, lỗ rỗ,… trên bề mặt sàn không nên tô trát vữa xi măng để che phủ lên trên trước khi tiến hành xử lý chống thấm.

– Thực hiện đục và dùng máy cắt hay máy gió đá để cắt các râu thép còn dư ra trên sàn bê tông cho sâu xuống tối thiểu là 2cm so với bề mặt của bê tông.

– Các đường ống cấp – thoát nước được chạy xuyên qua lớp bê tông hay hộp kỹ thuật cần được định vị và lắp đặt lại phải hoàn tất bằng trám vữa hoặc bê tông tối thiểu là 1/2 bề dày của lớp bê tông.

Các hộp kỹ thuật sử dụng trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao quanh cũng cần được xây và tô trát vữa xi măng lên cao tối thiểu là 30cm để giúp gia cố chống thấm sao cho đồng bộ cùng với mặt sàn bê tông.

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika hiệu quả nhất

Để đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu, chúng ta cần cân nhắc thật kỹ lưỡng nhất phương pháp xử lý chống thấm. Một quy trình tiến hành cần phải mang khoa học và chính xác là một điều kiện bắt buộc. Dưới đây là các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tối ưu nhất:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu để chống thấm dột cho nhà vệ sinh

+ Chất kết nối gốc nhựa Epoxy gồm có 2 thành phần Sikadur 732.

+ Vữa đã trộn sẵn không co ngót dùng để đổ bù cho Sikagrout 214-11.

+ Hóa chất dùng để trám khe nối, cổ ống, khe nứt có gốc Polyurethane 1 thành phần của Sikaflex Construction.

+ Hóa chất dùng để quét lót lên lớp trám khe bằng Sika Primer 3.

+ Màng để chống thấm Bitume Polymer cải tiến 1 thành phần, có gốc nước Sikaproof Membrane.

+ Phụ gia dùng để chống thấm có trộn vữa bê tông của Sika Latex.

Bên cạnh những nguyên liệu cần thiết, chúng ta còn phải chú ý phân bổ nhân lực và trang thiết bị, máy móc để đảm bảo chất lượng và số lượng giúp cho quá trình chống thấm được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và thuận lợi, đúng quy trình, đúng tiến độ nhất.

Bước 2: Chuẩn bị tốt nhất cho bề mặt thi công

+ Đối với công trình mới thi công hoàn thiện phần thô: Tiến hành dọn dẹp các chướng ngại vật, vệ sinh sạch sẽ bề mặt chống thấm cần xử lý. Với công trình mới thi công, hoạt động này được tiến hành khá đơn giản và tiết kiệm, nhanh chóng đáng kể. Chính vì thế nên người ta thường khuyến cáo nên tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh ngay từ khi xây mới.

+ Đối với những công trình nhà vệ sinh cũ hoặc toilet đã được hoàn thiện một thời gian: Tùy vào mức độ tổn hại của công trình mà quyết định có bóc toàn bộ lớp vỏ gạch bên ngoài lên hay không. Song song với đó, người ta còn phải tháo dỡ toàn bộ các thiết bị nhà vệ sinh đã lắp đặt. Cuối cùng, tiến hành làm sạch không gian bề mặt để chuẩn bị cho việc thi công.

Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm

+ Trong trường hợp nhà vệ sinh đã lắp đặt đường ống dẫn nước, chúng ta phải tiến hành đục mặt trên của lớp bê tông bao xung quanh ống. Sau đó, tạo thành một miệng hố khoảng 10 x 10 mm. Tiếp theo, tiến hành đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót Sikagrout 214 -11 vào trong.

+ Còn nếu nhà vệ sinh chưa lắp đặt ống dẫn nước, chúng ta nên phủ 1 lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên phía trên bề mặt bê tông đã được làm sạch. Đổ một lớp vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 xung quanh đường ống ngay từ khi lớp kết nối bề mặt vẫn còn đang dính.

+ Quét 1 lớp Sika Primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của ống nhựa.

+ Thi công chất chống kết dính bê tông lên bề mặt đáy nằm ngang của từng khe rãnh.

+ Bơm hóa chất SikaFlex Construction để trám cổ ống vào rãnh.

+ Quét lớp lót, pha loãng hóa chất Sikaproof Membrane cùng với nước sạch, dùng cọ hoặc máy để phun xịt đều Sika lên bề mặt bê tông với mật độ từ 0.2 – 0.3kg/ m2. Đợi cho khô hoàn toàn rồi mới tiến hành phun hoặc quét thêm lớp thứ 2. Trung bình, quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika sẽ sử dụng khoảng 2 – 3 lớp lót là đủ.

+ Trộn vữa kết nối Sika Latex và tiến hành quét phủ lên lớp Sikaproof Membrane mà bạn đã quét trước đó khoảng 2 – 3h đồng hồ. Chú ý quét sao cho bề dày lớp kết nối ở trong khoảng 1 – 2mm là được.

+ Cuối cùng, bạn hãy phủ một lớp vữa chống thấm dột Sika lên bề mặt lớp kết nối khi bề mặt nhà vệ sinh vẫn còn ẩm ướt.

+ Ngâm thử nước trong vòng 24h trước khi hoàn thiện và tiến hành trang trí, lắp đặt các thiết bị vệ sinh lên.

Bước 4: Hoàn tất thi công ốp gạch, lát nền nhà vệ sinh

Dùng 5 phần chống thấm Sika® Tilebond GP với 1 phần nước (tùy theo khối lượng) đổ vào rồi trộn đều bằng chiếc bay tay. Với khối lượng trộn lớn hơn thì có thể dùng cần trộn điện với tốc độ thấp.

Thi công cùng với bay răng cưa để cắt chữ “V” dùng cho gạch nhỏ.

Thi công cùng với bay răng cưa để cắt hình vuông dùng cho gạch lớn.

Lưu ý: Những chỗ vừa mới được dán gạch ốp bằng chất kết dính thì bạn không nên tiến hành trám khe mà phải để như vậy trong vòng ít nhất là 24 giờ. Những nơi ít hút nước và không bị xốp thì thời gian chờ đợi sẽ kéo dài thêm ra tối thiểu là 3 ngày.

Bước 5: Tiến hành trám khe gạch bằng vật liệu Sika Tile Grout

Cho bột vào trong nước sạch và trộn đều, cho đến khi đạt được độ sệt mịn giống như kem. Phải đảm bảo hỗn hợp thật mịn và không bị lợn cợn.

Dùng chổi, bàn chải hoặc 1 miếng miếng bọt biển để đưa vôi vữa vào trong khe khô. Không cần phải làm ẩm khe nứt trước khi thi công chống thấm bằng Sika Tile Grout). Sau đó, dùng mẩu gỗ nhỏ để nén vôi vữa lọt xuống khe.

Dùng miếng bọt biển đã được làm ẩm để loại bỏ hết vữa dư thừa trên bề mặt gạch. Khi gạch đã khô, bạn hãy lấy miếng vải khô rồi nhẹ nhàng đánh bóng lại là được.

Tin liên quan


Chat ngay
Chat ngay